Gỗ vàng tâm

  • Lễ nào là lễ trọng?

    -Trong một năm có nhiều lễ giỗ: Giỗ cha, mẹ ,ông , bà, cụ , kỵ .v.v... thì giỗ nào quan trọng hơn cả?
    Xem thêm »
  • Cải Táng theo Phong tục và Lễ nghi cổ truyền

    Các bạn đều biết rằng, trong cuộc sống văn minh hiện đại hiện nay những phong tục nghi lễ cổ truyền vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ và kế thừa. Nó là sợi dây vô hình gắn kết người Việt Nam ở mọi phương trời, bởi nó phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp của đạo lý cổ nhân và chiều sâu của tâm hồn người Việt, đã vượt qua mọi khoảng cách về không gian, thời gian trở thành nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam
    Xem thêm »
  • Ma trơi hay ma chơi?

    Chúng tôi đã nhìn thấy ma trơi và nghe nhiều người kể chuyện ma trơi đuổi. Đó là ngọn lửa lập loè yếu nhạt, bập bùng lan toả theo chiều gió, chốc lại biến mất rồi từ chỗ cũ, chốc chốc lại lập loè ngọn lửa xanh nhạt, loáng thoáng bay lên
    Xem thêm »
  • Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che?

    Có lý luận cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Nhưng theo chúng tôi, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào thì rữa ra ngay và teo lại. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung?
    Xem thêm »
  • Vì sao có tục đốt vàng mã?

    Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và mọi khoản chi dùng như khi còn sống...
    Người chết cũng được chia một phần gia tài. ở Sơn La, Lai Châu, nhiều nơi còn dựng các nhà mồ, trong nhà mồ cũng có đầy đủ các nồi đồng, mầm gỗ, ấm đất, bát đĩa, dao rựa, chăn chiếu quần áo, mũ nón...đủ tiện nghi cho một cá nhân. Người chết cũng được chia cả trâu, lợn, gà, thóc, gạo... Sau ba năm, tang chủ làm lễ khấn vái và ra mồ xin lại những đồ vật còn dùng được, và súc vật còn sống, kể cả súc vật vừa mới đẻ ra...
    Xem thêm »
  • Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng?

    "...Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng
    Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới táng.
    Trước hết khai mả, nhặt lấy xương xếp vào một cái tiếu sành, rẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Nhà phú quý thì dùng quan quách liệm như khi hung táng.
    Xem thêm »

Bản đồ